TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 78 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THÀNH CÔNG (19/8/1945 - 19/8/2023) VÀ QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (02/9/1945 - 02/9/2023)
Thứ ba - 22/08/2023 10:45
I. CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 - SỰ KIỆN VĨ ĐẠI TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM 1. Bối cảnh lịch sử và diễn biến Đầu năm 1945, Chiến tranh Thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béclin. Ngày 09/5/1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 08/8/1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật. Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Trong khi đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào Đồng minhhòng khôi phục địa vị thống trị của mình; đế quốc Mỹ đứng sau các thế lực nàycũng sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương; những phần tử phản động, ngoan cốtrong chính quyền tay sai Nhật đang âm mưu thay thầy đổi chủ, chống lại cáchmạng. Trong nước, trải qua các phong trào đấu tranh cách mạng, đến năm 1945,phong trào cách mạng dâng cao. Ngày 09/3/1945, phát xít Nhật làm cuộc đảochính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trungương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề chotổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấutranh cho thích hợp. Tháng 3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Phápbắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4/1945, Trung ương triệu tập Hộinghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thốngnhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16/4/1945,Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấpvà chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâmthời cách mạng Việt Nam. Từ tháng 4/1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ,phong phú về nội dung và hình thức. Đầu tháng 5/1945, Bác Hồ từ Cao Bằngvề Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước vàchuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày 04/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứđịa của cả nước. Tháng 8/1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tạiTân Trào (Tuyên Quang) khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đãtới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phátxít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra banguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: Tập trung, thống nhất,kịp thời. 23 giờ ngày 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệutriệu toàn dân Tổng khởi nghĩa. Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tântrào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởinghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trungương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủtịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi Nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đóchỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bàohãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân cả nướcđồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14đến ngày 18/8, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thônđồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thịxã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Ngày 19/8, khởinghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23/8, khởi nghĩa thắng lợi ởHuế và ở Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị,Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Ngày 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn -Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh,Bến Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cáchmạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giànhthắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay Nhân dân. Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịch sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, ngày 02/9 là Ngày Quốc khánh của nước ta. Cùng với phong trào cách mạng của cả nước, ở Khánh Hòa, ngày 11/8/1945, khi được tin phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh, đêm 12/8, các đồng chí lãnh đạo Việt Minh tỉnh đã triệu tập một cuộc họp và quyết định nắm ngay thời cơ Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh để phát động khởi nghĩa trong toàn tỉnh. Đêm 15/8, Tỉnh ủy lâm thời mở cuộc họp với đại biểu các huyện tại một điểm ở khu vực Xóm Mới, gần kho xăng Phước Hải. Hội nghị nhận định: Thời cơ khởi nghĩa đã đến, các lực lượng cách mạng trong tỉnh cần thống nhất để đủ sức chuẩn bị và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đi đến thắng lợi. Hội nghị quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa và triệu tập Đại hội Việt Minh. Ngày 17/8 diễn ra Đại hội Việt Minh toàn tỉnh, bao gồm đại diện Tỉnh ủy lâm thời, Ủy ban Việt Minh tỉnh, các huyện và thị xã Nha Trang. Đại hội bàn cụ thể về kế hoạch khởi nghĩa trong toàn tỉnh, nhất là ở Nha Trang và bầu Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy lâm thời, các phủ, huyện lần lượt khởi nghĩa và giành thắng lợi. Tại Vạn Ninh ngày 14/8, Ninh Hòa 17/8, Nha Trang, Vĩnh Xương, Diên Khánh ngày 19/8 và Cam Ranh ngày 22/8. Như vậy, chỉ trong vòng một tuần lễ, Nhân dân Khánh Hòa dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy lâm thời và Mặt trận Việt Minh đã nổi dậy khởi nghĩa thắng lợi, xóa bỏ hoàn toàn chính quyền bù nhìn tay sai, thiết lập chính quyền nhân dân từ tỉnh đến cơ sở. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Khánh Hòa góp phần vào thắng lợi chung của cuộc Tổng khởi nghĩa mùa Thu năm 1945 trên cả nước. 2. Nguyên nhân thắng lợi - Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công mau lẹ do nhiều nguyênnhân, trong đó nguyên nhân quan trọng, có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạođúng đắn, sáng suốt, khéo léo của Đảng; là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩaMác-Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tựchủ và sáng tạo. Đảng có phương pháp, chiến lược, chiến thuật cách mạng phùhợp, linh hoạt; nhận thức được thời cơ, chủ động đón thời cơ và kiên quyếtchớp thời cơ, tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. - Cách mạng Tháng Tám thành công là do tinh thần yêu nước, đoàn kết, ýchí quật cường của các tầng lớp nhân dân ta, không chịu sống mãi kiếp nô lệcủa người dân mất nước; một lòng đi theo Đảng và được Đảng lãnh đạo quacác phong trào đấu tranh cách mạng, đã quyết vùng lên giành độc lập cho dântộc. Trải qua 15 năm đấu tranh cực kỳ gian khổ và anh dũng dưới sự lãnh đạocủa Đảng, đã có biết bao đồng bào, chiến sĩ đã không hề tiếc máu xương, hysinh oanh liệt vì mục tiêu độc lập dân tộc. - Cách mạng Tháng Tám được tiến hành trong bối cảnh quốc tế có nhữngthuận lợi nhất định. Chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật đã bị đánh bại, phong tràođấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức và của các lực lượng tiến bộtrên thế giới phát triển mạnh. 3. Ý nghĩa lịch sử 3.1. Trên phạm vi cả nước - Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiêncủa Nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sửdân tộc Việt Nam. Chính quyền về tay Nhân dân, nước Việt Nam Dân chủCộng hòa ra đời - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chếđộ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn 80 năm, Nhân dân ta dướiách đô hộ của thực dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trởthành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước ViệtNam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự dovà dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng cầm quyền. Từ đây,đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷnguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. - Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vậndụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi củatư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dântộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là sự thểnghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ởchâu Á. Đây còn là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấynghìn năm phấn đấu, đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộngđồng, tầm cao trí tuệ của dân tộc hòa quyện với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh với xu thế của thời đại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vìđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. - Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám cổ vũ phong trào đấu tranh giảiphóng dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Nókhẳng định rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cáchmạng do một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thànhcông ở một nước tư bản kém phát triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đếquốc mà còn có thể thành công ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạchậu để đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội. 3.2. Đối với tỉnh Khánh Hòa Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ Khánh Hòa được tôiluyện trong lò lửa đấu tranh cách mạng, từ khi Đảng bộ được thành lập ngày24/02/1930, qua cuộc biểu tình ngày 16/7/1930 ở huyện Tân Định (nay là thịxã Ninh Hòa) và qua các cao trào cách mạng, đã tỏ rõ sự trung thành với sựnghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và của dân tộc; không ngừng học tậpnâng cao nhận thức chính trị, năng lực lãnh đạo, liên hệ chặt chẽ với quầnchúng, lãnh đạo Nhân dân tiến hành thắng lợi cuộc khởi nghĩa Tháng Tám, giành chính quyền toàn tỉnh, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc cách mạng trong cả nước. Bài học sâu sắc rút ra từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám ở tỉnh ta là Đảng bộ tỉnh đã từng bước quán triệt và vận dụng đúng đắn đường lối chính trịvà phương pháp cách mạng của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương.Nhạy bén nắm bắt thời cơ, khi biết tin Nhật chuẩn bị đầu hàng đồng minh từngày 11/8/1945, Tỉnh ủy hạ quyết tâm phát động vũ trang khởi nghĩa. Cácbước đi, hình thức, phương pháp khởi nghĩa được tiến hành rất linh hoạt; kếthợp lực lượng chính trị quần chúng với lực lượng tự vệ vũ trang; khởi nghĩatừng phần từ các huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa đến tổng khởi nghĩa toàn tỉnh.Giành chính quyền từ huyện rồi tỏa xuống xã như Vạn Ninh, từ xã lên huyệnnhư Ninh Hòa; phối hợp tỉnh, huyện cùng ngày như Nha Trang, Vĩnh Xương,Diên Khánh; tỉnh xong rồi đến huyện như Cam Ranh. Trong chỉ đạo khởinghĩa đã vận dụng một sách lược mềm dẻo, tập trung, cô lập hóa quân Nhật,tranh thủ trí thức, lôi kéo binh sĩ địch đi theo cách mạng và giải quyết hợp tình,hợp lý đối với các đối tượng, không để xảy ra đổ máu đáng tiếc. Đặc biệt cuộckhởi nghĩa tại tỉnh lỵ Nha Trang là một cuộc huy động tổng hợp, có tổ chứcchặt chẽ các lực lượng tham gia khởi nghĩa, lồng vào cuộc mít tinh do ngụyquyền tổ chức để mừng chính phủ Trần Trọng Kim, biến cuộc mít tinh ấythành cuộc biểu dương lực lượng quần chúng đánh đổ ách thống trị của Nhậtvà bè lũ tay sai, thiết lập chính quyền cách mạng cấp tỉnh nhanh, gọn trongngày 19/8/1945 cùng ngày với thủ đô Hà Nội giành chính quyền Trung ương. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Khánh Hòa góp phầnvào thắng lợi chung của cuộc Tổng khởi nghĩa mùa Thu năm 1945, đưa dân tộcta không những giành được độc lập tự do, mà còn vươn lên, đi tiên phong trêncon đường phát triển của thời đại - độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xãhội. 4. Bài học kinh nghiệm Cách mạng Tháng Tám năm 1945 để lại nhiều bài học quý báu, nổi bật là: Thứ nhất, là có một Đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thuchủ nghĩa Mác-Lênin, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã nắm vững hoàncảnh cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, cóphương pháp và hình thức đấu tranh phù hợp; biết nắm bắt thời cơ, xây dựnglực lượng và tổ chức, sử dụng lực lượng; phát huy được sức mạnh dân tộc vớisức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ chính quyền. Thứ hai, là vấn đề giành và giữ chính quyền. Đảng ta đã biếtchăm lo xây dựng lực lượng cách mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủmạnh, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia, từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra thời cơ cách mạng để đưa cuộc cách mạng đếnthành công. Để giữ vững chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã dựa chắc vàoNhân dân, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để đấu tranh thắng lợi với thùtrong giặc ngoài. Đảng ta biết kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và sử dụngbạo lực cách mạng thích hợp và đúng lúc để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lậpra nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Thứ ba, là vấn đề nắm bắt được thời cơ, đề ra được những quyết định chính xác và kịp thời. Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chọn đúng thời cơ, ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng lúc thể hiện cụ thể trong Chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3/1945 “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc phát đi đêm 13/8/1945. Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của Nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám được nhân lên gấp bội, đã tiến hành tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi cả nước trong thời gian ngắn. II. THÀNH TỰU 78 NĂM XÂY DỰNG, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC 1. Giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế - Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn. Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã phát huy cao độ sáng tạo, khéo léo, vững tay chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách; lãnh đạo Nhân dân bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai với phương châm vừa kiến quốc, kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh. Năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi và việc ký kết Hiệp định Giơnevơ đã chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. - Sau năm 1954, trước âm mưu chia cắt nước ta lâu dài của Đế quốc Mỹ, biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Toàn thể Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa của cách mạng cả nước; cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước. - Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước vào thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tập trung trí lực, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong lúc phải khẩn trương khắc phục những hậu quả vô cùng nặng nề do chiến tranh để lại, Nhân dân Việt Nam lại tiếp tục phải đương đầu với những cuộc chiến tranh mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta vừa tập trung khôi phục kinh tế - xã hội, vừa chiến đấu bảo vệ biên giới, bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; đồng thời, làm tròn nghĩa vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng và tiến hành công cuộc hồi sinh đất nước. - Mười năm (1975 - 1985), cả nước tiến theo con đường chủ nghĩa xã hội là chặng đường Đảng ta tìm tòi con đường đổi mới. Đây cũng là thời kỳ tư duy mới được hình thành từng bước bắt nguồn từ thực tiễn sinh động của cách mạng Việt Nam. Những thành tựu và khuyết điểm đã để lại những bài học quý giá cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong những năm tiếp theo. 2. Đất nước đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới Trước những yêu cầu mới của sự phát triển đất nước, để khắc phục những bất cập của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp dẫn tới sự khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm sau chiến tranh, trên cơ sở tổng kết sáng kiến, sáng tạo trong thực tiễn của Nhân dân, Đảng ta đã tiến hành đổi mới từng phần trong nông nghiệp, công nghiệp và trước hết là đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và từng bước hình thành Đường lối đổi mới đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986), trên cơ sở phân tích sâu sắc tình hình đất nước và qua quá trình tìm tòi, khảo nghiệm thực tiễn, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, đã đề ra Đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đường lối đổi mới ra đời đã đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn lịch sử, khẳng định bản lĩnh vững vàng, tư duy sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của đất nước. Sau 37 năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ một đất nước với cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lạc hậu, trình độ thấp, đến nay, Việt Nam đã vươn mình trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình; Nhân dân có cuộc sống tốt đẹp hơn; khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững; độc lập, chủ quyền được bảo đảm; vị thế và uy tín đất nước ngày càng nâng cao trên trường quốc tế. Từ đầu Đại hội XIII của Đảng đến nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức mới xuất hiện, gay gắt, nặng nề hơn so với dự báo. Đại dịch COVID-19 kéo dài, gây hậu quả nặng nề; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; xung đột Nga-Ukraine diễn biến phức tạp; hầu hết các chuỗi cung ứng bị đứt gãy; lạm phát tăng cao, các nước thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất, dẫn đến suy giảm tăng trưởng và gia tăng rủi ro trên các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản quốc tế; các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống; biến đổi khí hậu, thiên tai, động đất,... diễn ra với tần suất cao hơn, gây hậu quả nghiêm trọng tại nhiều quốc gia, khu vực; tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh chính trị, kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn cầu. Ở trong nước, dưới tác động của tình hình thế giới và hậu quả nặng nề của đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ,... kinh tế - xã hội nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, rất gay gắt, nặng nề; hầu hết các ngành, các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng; vừa phải tập trung giải quyết những vấn đề phức tạp mới phát sinh, vừa phải xử lý các yếu kém, tồn đọng kéo dài từ nhiều năm trước để lại. Trong khi đó, các thế lực xấu, thù địch, phản động tiếp tục lợi dụng tình hình này để đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình", thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ chúng ta, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Trong bối cảnh tình hình đó, với ý chí, quyết tâm cao và tinh thần “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt”, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện một cách quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đảng ta, Đất nước ta vẫn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện và đáng mừng trên nhiều lĩnh vực. Nổi bật là: - Kinh tế - xã hội, có nhiều khởi sắc sau khi kiểm soát được dịch bệnh; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; duy trì được mức tăng trưởng hợp lý trong năm 2021 và đạt mức cao trong năm 2022, kiểm soát tốt nợ công và bội chi; tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế tiếp tục được nâng lên; thu nhập bình quân đầu người vượt mức mục tiêu Đại hội đề ra. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm, chăm lo, đầu tư phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống Nhân dân được cải thiện; chú trọng chính sách giảm nghèo bền vững, chính sách đối với người có công. Các cấp, các ngành và toàn hệ thống chính trị nhận thức đầy đủ và hành động tích cực hơn đối với vấn đề phát triển văn hóa, xã hội tương xứng với phát triển kinh tế. - Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, được đặc biệt coi trọng, với quyết tâm chính trị cao hơn, thái độ nghiêm khắc hơn, kết hợp hài hòa hơn giữa “xây” và “chống”. Phương thức lãnh đạo của Đảng tiếp tục được đổi mới, toàn diện, tạo đồng bộ, nâng cao hiệu quả; sự phối hợp giữa Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội được tăng cường, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phát huy được quyền làm chủ của Nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. - Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, bài bản và hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu, có bước tiến mới, tiếp tục là điểm sáng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII. Kết quả đạt được khẳng định bản lĩnh, quyết tâm trước sau như một, kiên quyết, kiên trì, không ngừng nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước, góp phần kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “ tự chuyển hóa” trong nội bộ, tình trạng tham nhũng, “lợi ích nhóm”, “tư duy nhiệm kỳ”, “chủ nghĩa cá nhân”, tha hóa quyền lực trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; kịp thời thay thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý không còn đủ uy tín, năng lực không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, sức chiến đấu, đoàn kết, thống nhất trong Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển đất nước. - Lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; từng bước hoàn thiện và phát triển tư duy lý luận, đường lối, chủ trương của Đảng trong Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia. Quốc phòng, an ninh được củng cố và tăng cường; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Xử lý linh hoạt, khéo léo, cân bằng, hài hòa quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, các nước trong khu vực cũng như các tình huống phức tạp; giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển và tuyến biên giới. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh, an toàn cho các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Chủ động, tích cực đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục được mở rộng và đạt nhiều kết quả quan trọng trên cả 3 trụ cột: Đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; các hoạt động đối ngoại cấp cao được triển khai đồng bộ, hiệu quả; xử lý linh hoạt, cân bằng, hài hòa quan hệ song phương; tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các cơ chế hợp tác đa phương giải quyết những thách thức toàn cầu, góp phần tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế. - Công tác xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mớiđạt kết quả quan trọng; nhận thức, lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện thể chế, xây dựng bộ máy được chú trọng, có nhiều đổi mới, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm; tăng cường chất lượng, đồng bộ, thống nhất, ổn định của hệ thống pháp luật, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn. Cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ngày càng tốt hơn. Bộ máy nhà nước tiếp tục sắp xếp tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Cải cách hành chính, cải cách tư pháp có bước đột phá trên một số lĩnh vực; tổ chức, hoạt động của các cơ quan nội chính, tư pháp tiếp tục được kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động. - Công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ; nhất là việc cụ thể hóa, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đại hội XIII về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, công tác vận động các tầng lớp Nhân dân, các tôn giáo, đồng bào Việt Nam ở nước ngoài. Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” được quán triệt sâu sắc hơn, mang lại hiệu quả thiết thực, được đông đảo Nhân dân tin tưởng, đồng tình, ủng hộ. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố và tăng cường. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; hướng mạnh về cơ sở, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phối hợp, giám sát, phản biện xã hội... góp phần phát huy tinh thần yêu nước, ý chí, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của Nhân dân. III. PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG TRONG KHÁNG CHIẾN, KHÁNH HÒA ĐẠT ĐƯỢC NHIỀU THÀNH TỰU TO LỚN TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Kế thừa và phát huy truyền thống, khí phách anh hùng trong kháng chiến, với sự nỗ lực phấn đấu và quyết tâm cao của các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Nhà nước, tỉnh Khánh Hòa đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tỉnh đã huy động tốt mọi nguồn lực, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân để đưa Khánh Hòa từ một tỉnh kém phát triển nay đã có nhiều mô hình phát triển tốt, nhiều năm liền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, cao hơn mức trung bình cả nước; chất lượng cuộc sống của Nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác xây dựng Đảng được tăng cường và đạt nhiều kết quả tích cực, hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, kiện toàn, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động; khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được mở rộng, tăng cường và phát huy được sức mạnh tổng hợp. Qua 37 năm thực hiện đường lối Đổi mới, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Khánh Hòa đã phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, nhất trí, năng động, sáng tạo, nêu cao bản lĩnh, khí phách của vùng đất, con người Khánh Hòa, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, khai thác tiềm năng, nhất là lợi thế về kinh tế biển để phát triển nhanh, bền vững. Trong 10 năm trở lại đây, Khánh Hòa giữ vững nhịp độ tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Giai đoạn 2012 - 2019 đạt mức bình quân hơn 7,32%/năm. Năm 2019, quy mô nền kinh tế tăng 1,76 lần so với năm 2011; tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt mức 70,07 triệu đồng, tăng 2,3 lần so với năm 2011; thu ngân sách tăng nhanh, bảo đảm tự cân đối ngân sách địa phương và có điều tiết về Trung ương. Qua 2,5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có tiền lệ, nhưng Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trịđã đạt được những kết quả quan trọng. - Về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra thực hiện khá tốt. Trong 26 chỉ tiêu Đại hội, dự báo tới cuối nhiệm kỳ sẽ có 23/26 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó có 07 chỉ tiêu vượt, gồm tất cả các chỉ tiêu về kinh tế và xây dựng Đảng; còn 03/26 chỉ tiêu cần phải nỗ lực cố gắng vượt bậc để đạt mục tiêu đề ra. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhiều cách làm sáng tạo, tỉnh đã kiểm soát được đại dịch COVID-19, kinh tế phục hồi tương đối tốt, các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh được phát huy mạnh mẽ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Giai đoạn 2021 - 2023, tăng trưởng GRDP ước đạt bình quân hàng năm là 7,62% (Nghị quyết Đại hội là 7,5%); tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là 187,175 nghìn tỷ đồng, đạt 52% chỉ tiêu Đại hội; thu ngân sách nhà nước tăng khá, đạt hơn 47.000 tỷ đồng, trong đó thu nội địa ước đạt 14.410 tỷ đồng (tăng 1,23 lần so với năm 2020), tiếp tục cân đối ngân sách địa phương và có điều tiết về Trung ương. Ước năm 2023, quy mô nền kinh tế đạt 59.230 tỷ đồng, tăng 1,2 lần so với năm 2020 (vượt 12% so với năm 2019). Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông được chú trọng đầu tư, nâng cấp; đã khánh thành tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, đang thi công tuyến Vân Phong - Nha Trang và Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. Hệ thống đô thị ven biển được tập trung phát triển. Khu Kinh tế Vân Phong thu hút được nhiều dự án lớn, cả về đô thị du lịch biển và đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, logistic. Du lịch tiếp tục trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Phát triển văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, công tác dân tộc, tôn giáo, an sinh xã hội, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân đạt được nhiều tiến bộ. Tỉ lệ hộ nghèo đạt mức thấp; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng cao. Bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu đạt được nhiều kết quả tích cực. Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp chặt chẽ với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh; bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Tỉnh đã chủ động phối hợp với các ban, Bộ, ngành Trung ương trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 28/01/2022 về xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định rõ tầm nhìn chiến lược, tạo cơ sở chính trị và thời cơ lịch sử để Khánh Hòa phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở đó, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Chính phủ cũng đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách đặc thù để cụ thể hóa các chủ trương của Bộ Chính trị. Tỉnh cũng đã phối hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các quy hoạch lớn (Quy hoạch tỉnh và Điều chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Phong), làm cơ sở quan trọng để huy động nguồn lực, tập trung đầu tư. Đã cơ cấu nguồn vốn đầu tư công tập trung vào các dự án trọng điểm. Hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính được đổi mới theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; đẩy mạnh cải cách hành chính thực chất, nâng cao vượt bậc các chỉ số PAR INDEX, PCI, PAPI; công tác xúc tiến đầu tư được đổi mới, môi trường kinh doanh được cải thiện; quan tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số toàn diện, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Triển khai thực hiện tốt 04 chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm, 04 nhiệm vụ trọng tâm, 04 khâu đột phá và tập trung phát triển 03 vùng động lực, đạt được một số kết quả tích cực theo đúng định hướng Nghị quyết Đại hội XVIII của Đảng bộ tỉnh. - Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp, tạo hiệu quả thực chất, đồng bộ hơn. Nổi bật là việc tập trung xây dựng Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy trở thành tập thể đoàn kết, kỷ cương, dân chủ, chủ động, trách nhiệm, đủ phẩm chất, uy tín, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ; gắn với đề cao tinh thần tiên phong, gương mẫu, khát vọng cống hiến của từng cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp. Công tác chính trị, tư tưởng, tuyên truyền học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng được chú trọng đổi mới, tạo sự lan tỏa sâu rộng, hiệu quả hơn, kịp thời hơn. Công tác cán bộ đã được quan tâm, chú trọng thực hiện trên tinh thần công khai, dân chủ, chặt chẽ, khách quan, đúng thẩm quyền, đúng quy định, vì công việc chung; việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí cán bộ được quan tâm thực hiện trên cơ sở phù hợp với năng lực, sở trường của cán bộ ở từng vị trí công tác, gắn với việc xây dựng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, từng bước chuẩn bị đội ngũ kế cận cho nhiệm kỳ sau. Công tác phát triển đảng viên đã vượt kế hoạch đề ra trên cơ sở sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt, bài bản của Thường trực Tỉnh ủy và sự nỗ lực vượt bậc của các tổ chức đảng và cấp ủy các cấp. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng tiếp tục được đổi mới, đạt nhiều tiến bộ với phương châm giám sát được mở rộng, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các ngành, lĩnh vực dễ phát sinh sai phạm. Công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực được chỉ đạo và thực hiện bài bản, quyết liệt, hiệu quả, trên quan điểm kết hợp nhuần nhuyễn giữa “xây” và “chống”, tập trung và dân chủ, nghiêm khắc và nhân văn, quyết tâm khắc phục các hạn chế, khuyết điểm và sửa chữa các sai phạm để củng cố niềm tin, sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Công tác dân vận, hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều đổi mới, ngày càng đi vào thực chất, gần dân, sát cơ sở, phát huy sức mạnh được đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong việc phát huy dân chủ, tăng cường sự đồng thuận trong xã hội và Nhân dân. Qua điều tra dư luận xã hội, có 84,4% đánh giá cán bộ, công chức có thái độ, trách nhiệm, tinh thần làm việc tốt hơn trước. - Đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách làm việc và lề lối công tác: Đổi mới mạnh mẽ, thực chất phương thức lãnh đạo của cấp ủy, cách thức điều hành của các cấp chính quyền; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là người đứng đầu trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; một việc phải có một người, một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo, định hướng phát triển kinh tế - xã hội; sẵn sàng đối diện, giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp của tỉnh. - Từ nay đến cuối nhiệm kỳ, tình hình sẽ có những thuận lợi và thách thức đan xen. Đó là Trung ương sẽ có những quyết sách, chủ trương, biện pháp hiệu quả hơn trong việc tháo gỡ khó khăn, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tỉnh Khánh Hòa tiếp tục được hưởng các cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 55/2022/QH15 của Quốc hội trên cơ sở khai thác hiệu quả các tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, nhất là các ngành dịch vụ, du lịch và kinh tế biển. Tuy nhiên, cũng sẽ có những khó khăn, thách thức, đó là dự báo tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường. Kinh tế sẽ chịu tác động mạnh bởi nhiều yếu tố bất lợi, gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Đứng trước bối cảnh đó, chúng ta không được chủ quan, hài lòng với những kết quả, thành tích đã đạt được, cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, nỗ lực phấn đấu, tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để triển khai thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ nửa cuối nhiệm kỳ khóa XVIII. * * * Kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là dịp để chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn những giá trị lịch sử, thực tiễn của Cách mạng Tháng Tám, về trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hôm nay trong việc vận dụng và phát huy những bài học kinh nghiệm quý giá, những tư tưởng mang tầm thời đại của Cách mạng Tháng Tám vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là bài học về nắm bắt thời cơ, để tiếp tục nỗ lực, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVIII, Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 28/01/2022 về xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phấn đấu xây dựng quê hương Khánh Hòa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, hướng tới mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa là thành phố trực thuộc Trung ương, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa, hạnh phúc. BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KHÁNH HÒA Tháng 8 năm 2023
Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và thât sự muốn giúp đỡ bạn. Hãy gửi ngay câu hỏi của bạn cho chúng tôi tại đây ! Tư vấn viên sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong thời gian nhanh nhất có thể !